Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành một ngày đặc biệt đối với các bạn nhỏ và được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, đối với những ai chưa có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thì việc sử dụng format tổ chức chương trình chung thật sự cần thiết. FMD Media sẽ ngay lập tức gửi đến bạn format này tại đây nhé! Cùng theo dõi nào!
Format tổ chức chương trình là gì?
Format tổ chức chương trình là cách thức và cấu trúc tổ chức một sự kiện, chương trình hoặc buổi biểu diễn. Nó bao gồm sắp xếp các phần, hoạt động và thời gian trong một trình tự hợp lý để đáp ứng mục tiêu của chương trình, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt cho khán giả.
Một format tổ chức chương trình tốt phải đảm bảo tính linh hoạt, độc đáo và phù hợp với mục đích của chương trình, hơn nữa phải dễ dàng để quản lý và thực hiện. Các đơn vị tổ chức có thể sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ để tạo ra format tổ chức chương trình chuyên nghiệp, hiệu quả.
Tại sao nên tổ chức chương trình Trung Thu theo format cụ thể?
Tổ chức chương trình Trung Thu theo format cụ thể sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng khả năng và hiệu quả quản lý thời gian diễn ra chương trình.
- Tạo trải nghiệm tốt hơn cho khán giả khi họ được thưởng thức một chương trình Trung Thu có bố cục logic.
- Tăng tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện.
- Tăng hiệu quả trong việc quản lý, sắp xếp và phân công nhiệm vụ phù hợp cho những người làm công tác tổ chức.
Format tổ chức chương trình Trung thu mang lại lợi ích gì?
Gợi ý format tổ chức chương trình Trung Thu phổ biến nhất
Phát biểu khai mạc
Phần không thể thiếu trong các format tổ chức chương trình thông thường chính là phát biểu khai mạc. Người đại diện cho ban tổ chức sẽ có lời phát biểu để nêu ra lý do tổ chức chương trình và gửi lời chúc tốt đẹp đến các bạn nhỏ trong ngày Tết Trung Thu. Phần phát biểu này thường chỉ kéo dài từ 2-5 phút, tránh nói dông dài.
Tuy nhiên, trước khi phát biểu khai mạc, MC sẽ cần có lời giới thiệu về các khách mời tham dự sự kiện và lời mời phát biểu. MC trong chương trình Trung Thu thường sẽ vào vai Chị Hằng và Chú Cuội để phù hợp với chủ đề tổ chức và dẫn dắt vào format một cách hợp lý hơn.
Biểu diễn nghệ thuật
Sau khi phát biểu khai mạc, chương trình Trung Thu thường có nhiều tiết mục nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu. Các tiết mục đó có thể do chính các bạn nhỏ chuẩn bị như hát, múa, nhảy, diễn kịch, ảo thuật,... Tuy nhiên, bạn nên có sự sắp xếp trình tự tiết mục theo mục đích và format tổ chức chương trình chung của sự kiện để tạo ra cảm giác hợp lý hơn cho cả người xem và người biểu diễn.
Khi chuyển tiết mục, bạn cần thêm vào kịch bản một số câu nói pha trò hoặc kêu gọi sự hưởng ứng để chương trình Trung Thu luôn giữ được không khí sôi nổi. Riêng đối với tiết mục Múa Lân, bạn nên sắp xếp biểu diễn đầu tiên rồi mới mời phát biểu khai mạc.
Format tổ chức chương trình Trung thu – Biểu diễn nghệ thuật
Khen thưởng
Đối với nhiều đơn vị tổ chức, chương trình Trung Thu là một dịp tuyệt vời để khen thưởng cho các bạn nhỏ có thành tích học tập tốt, đồng thời cũng gửi đến những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một số món quà yêu thương. Vì vậy, bạn cũng nên đề phần Khen thưởng vào trong format tổ chức chương trình Trung Thu để sự kiện này thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Format tổ chức chương trình Trung thu – Khen thưởng
Đố vui có thưởng
Đố vui có thưởng là phần không bắt buộc phải có trong format tổ chức chương trình Trung Thu, nhưng nếu thiếu nó thì sự hấp dẫn của chương trình cũng giảm đi đáng kể. Lý do đưa ra bởi hầu hết các bạn nhỏ đều có tâm lý thích nhận được quà, vì vậy sẽ tham gia phần này rất nhiệt tình và góp phần làm cho chương trình thêm thú vị, vui vẻ hơn.
Các câu hỏi đố vui có thưởng phải phù hợp với chủ đề tổ chức để tạo ra sự nhất quán với các phần khác trong chương trình. Bạn cũng có thể chia số câu hỏi thành nhiều phần và đan xen vào phần biểu diễn nghệ thuật để đổi không khí tươi mới hơn cho người xem. Để làm được điều đó, người dẫn chương trình cũng phải có lời dẫn dắt uyển chuyển và chú ý về cách giao lưu với khán giả sao cho tự nhiên nhất, không nên theo một format tổ chức chương trình cố định nào.
Phát bánh Trung Thu
Trong format tổ chức chương trình Trung Thu tất nhiên không thể bỏ qua phần phát bánh Trung Thu. Đây dường như là phần cố định trong tất cả các chương trình tương tự vì nó mang tính đặc trưng riêng của ngày Tết này. Bất kể ở độ tuổi nào cũng xứng đáng nhận được chiếc bánh Trung Thu ấm áp khi họ tham dự chương trình.
Format tổ chức chương trình Trung thu – Phát bánh Trung Thu
Bế mạc
Format tổ chức sự kiện chuyên nghiệp phải tuân thủ bố cục Mở màn – Diễn biến – Kết thúc. Vì vậy, trước khi để mọi người ra về, người dẫn chương trình phải công bố bế mạc và gửi đến những lời nói tốt đẹp như lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe, lời chào tạm biệt, lời hẹn gặp lại,... Bằng cách này, chương trình dù đã kết thúc nhưng vẫn khơi gợi ra những dư âm khó quên và hơn hết là thể hiện được sự chuyên nghiệp, cầu toàn của những người tổ chức sự kiện.
Trên đây là một số gợi ý về format tổ chức chương trình Trung Thu cơ bản nhất dành cho bạn. Để được tư vấn thêm nhiều cách tổ chức sự kiện chuyên nghiệp khác, hãy liên hệ với FMD Media ngay hôm nay nhé!